TRAN XUAN AN - PHAN HOI 2 / feedback 2 ( trang phu 2 )

22.1.06

TRƯỚC MẮT CẦN BỎ HẲN TỪ "CHÚA NHẬT" HAY "CHỦ NHẬT" TRONG DƯƠNG LỊCH Ở NƯỚC TA

Phần cuối mỗi link của từng khung trang blog (mỗi trang blog có thể có nhiều khung trang) do máy móc tự động hoá thực hiện. Do đó, có trường hợp link trở nên khá buồn cười hoặc có thể gây ngộ nhận. Từ ngày 31-01 HB7 (2007), tác giả đã đổi các chữ trong ô chữ nhật "Title" ở trang "Edit posts", nên phần cuối link của khung trang blog này cũng đã thay đổi. Nhưng link chính của trang blog này vẫn là:
http://tranxuananp-trphu.blogspot.com
Ngoài ra, không có sự thay đổi, sửa chữa nào trong bài viết, kể cả tựa đề vốn có của nó.
Xin thành thật cáo lỗi về "sự cố link" do vô ý của người sử dụng.
TXA.



Kính mời truy cập:
TRẦN XUÂN AN
CHỮ “CẢ” TRONG NGỮ “CON CẢ”
(*)

posted: 21.01.2006
Bài đã đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm, số 1-2006:

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_index.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_txa-tiengNambo.htm


Ở Nam bộ, nhân dân không gọi con đầu lòng là con cả (thằng Cả), mà chỉ dùng chữ hai (thằng Hai, con Hai). Và cũng rất đặc biệt, hầu hết người Nam bộ đều dùng số thứ tự làm tên thường gọi trong nhà của đàn con (thằng Hai, con Ba, con Tư, thằng Năm…); hoặc chỉ gọi như thế để tỏ ý tôn trọng, chứ không gọi đích danh; hoặc lúc mới làm quen với người khác, không hỏi tên, mà chỉ hỏi thứ; lại hay ghép số thứ tự ấy vào tên thật, cũng có khi ghép với nơi cư trú, nghề nghiệp, thành một tên kép (chú Ba Lâm, anh Mười Hồng, chị Tư Nguyệt, anh Tám Đầu Xóm, thím Bảy Bán Quán, bác Sáu Thợ Hồ …).
Riêng về cách gọi tên con, nguyên nhân từ đâu người Nam bộ lại có tục lệ chỉ gọi từ thứ hai trở đi, mà không dùng chữ cả, chữ đầu, chữ nhất, chữ trưởng (mặc dù trong giấy tờ, lễ lạt, vẫn dùng từ trưởng nam, trưởng nữ)? Tất nhiên cả nước, từ Bắc chí Nam, không nơi nào người Việt gọi con một là con đầu lòng, vì con một có nghĩa là con độc nhất.
Theo tôi, có nhiều cách giải thích theo suy đoán (giả thiết):
1. Cách thứ nhất: Noi theo lệ nhà Nguyễn “tứ bất lập” (không đặt chức tể tướng, không lập hoàng hậu, thái tử, không lấy đỗ trạng nguyên) [1], nên hầu hết các gia đình Nam bộ cũng không “lập” con cả. Nhưng tại sao chỉ riêng Nam bộ mới có tục lệ “noi theo” ấy? Một phần là do Nguyễn Ánh (Gia Long) có ảnh hưởng lớn ở Nam bộ và ảnh hưởng ấy còn rất mạnh qua các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Một phần có lẽ trực tiếp hơn, hẳn là do tai họa Pigneau de Béhaine đưa Đông cung Cảnh (về sau chỉ gọi là hoàng tử Cảnh) sang Pháp làm con tin; đứa con cả ấy của Nguyễn Ánh là một sự thể nên kiêng (?). Sự kiện này ghi dấu ấn đậm nhất là tại Nam bộ.
2. Cách thứ hai: Do kiêng húy của Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc, cha Cả). Khắp Nam bộ ai lại chẳng biết một nơi có địa danh là Lăng Cha Cả. Cho đến nay, chưa có tư liệu thư tịch nào xác nhận là nhà Nguyễn hay thực dân, cố đạo có ban lệnh kiêng húy cha Cả như thế, nhưng biết đâu, ấy là do lệnh miệng của các cố đạo sau năm 1862 (cưỡng ước Nhâm tuất). Cũng có thể vì sợ bóng sợ gió (“tránh voi chẳng xấu mặt nào”!) nên nhân dân phải “kiêng húy” như vậy? (**).
3. Cách thứ ba: Do ảnh hưởng dương lịch, mà ở nước ta, theo loại lịch đó, chủ nhật là thứ nhất, thứ nhất lại thành thứ hai, v.v, nên dần dà, con cả thành con thứ hai? Hoàn toàn không phải ngược lại.
4. Cách thứ tư: Có một lần, bàn chuyện về cách gọi như vậy, một người nào đó lại giải thích: Khi di dân từ Trung bộ vào, mỗi gia đình đều để lại tại bản quán đứa con trai cả, để người con cả ấy lo giữ gìn hương lửa cho tổ tiên, mồ mả. Vì vậy, đứa con thứ hai thành con cả. Và gọi riết thành quen [2].
Sở dĩ tôi xếp thứ tự như trên, không căn cứ vào yếu tố thời điểm (tính từ thời di dân khai phá Nam bộ trở về sau, đến thời Nam bộ bị trở thành thuộc địa của Pháp), là bởi, tôi xem giả thiết thứ nhất (cách thứ nhất, noi theo lệ “tứ bất lập” của nhà Nguyễn) có cơ sở thực tế và hợp lí hơn hết.
Tất nhiên, vấn đề đặt tên thứ theo số thứ tự cho mỗi ngày trong một tuần bảy ngày ở dương lịch, một loại lịch vốn đã bị Thiên Chúa hóa rất nặng nề, đầy tính áp đặt ở nước ta và vấn đề gọi tên theo số thứ tự hoặc ghép với số thứ tự của người Nam bộ là hai vấn đề thuộc hai lĩnh vực khác nhau rất xa. Nếu có ảnh hưởng giữa cái này với cái kia, cũng chỉ ở cách thứ ba nêu trên mà thôi.
Không thể biện minh cho sự áp đặt của cái gọi là lịch Chúa như thế bằng cách căn cứ vào cách gọi tên theo số thứ tự rất đặc biệt ở Nam bộ (không dùng chữ cả trong từ con cả), bởi lẽ, từ “chủ nhật” không thể hiểu khác được, nó vốn có nghĩa là ngày của Chúa (“Chúa nhật”), ngày chính (thứ nhất), ngày chủ yếu. Cũng không nên để trống ngày thứ nhất như một khoảng trống vô nghĩa, không tồn tại, nếu “chủ nhật” bị biến nghĩa thành ngày tự mình như lâu nay, một cách khiên cưỡng, dở voi dở chuột, không ra thể thống, thứ tự gì. Và chẳng lẽ ngày tự mình (nghỉ ngơi, ở nhà) là ngày chính (“chơi là chính”?!?) (*).
Cuối cùng, xin nhấn mạnh một lần nữa về vấn đề “con cả”: Cách thứ nhất (“noi theo” lệ “tứ bất lập”) và hai chữ hợp lí. Tất nhiên tác động tổng hợp của cả bốn giả thiết vẫn có thể đã diễn ra. Tuy vậy, cần xác định đâu là tác nhân chủ yếu nhất.
Tôi cũng xin dè chừng cách lập luận thường được gọi là ngụy biện của người phản biện thiếu trung thực, thiếu thiện chí. Một trong những thủ thuật ngụy biện là lấy hai thực thể na ná nhau về hình thức để đánh lừa người khác, cho rằng hai thực thể ấy là một (đồng nhất về hiện tượng lẫn bản chất, cùng một loại). Tên gọi thứ tự của bảy ngày trong một tuần còn sót lại như một thứ tàn dư thời thực dân cố đạo không thể đồng nhất làm một với cách gọi thứ tự được sinh ra trong đàn con (nói chung) thay tên người ở Nam bộ.

Tp. HCM., thứ sáu (thứ bảy cũ), ngày 21-01 HB6 (2006)
TRẦN XUÂN AN

_________________

(*) Đúng ra, đây chỉ là một ghi chú, tác giả tự phản biện và tự bảo vệ nhận thức, thẩm định của mình trong một bài viết đã đăng. Xin xem:
Trần Xuân An, “Ý nghĩa văn hóa, gồm cả văn hóa chính trị, trong đề xuất đổi mới về dương lịch (lịch Chúa)” , Tạp chí điện tử Giao Điểm, số tháng 12-2005, link:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_txa-duonglich.htm

[1] Xem Trần Đình Sơn, “Có hay không lệ "Tam bất khả" hay "Tứ bất lập" dưới triều Nguyễn” , link:
http://tanmanphuxuan.blogspot.com/

[2] Cách giải thích thứ tư này, người viết nghe một nhà văn (VH.) kể lại (ông cũng nghe ai đó giải thích), nhân một lần cùng ngồi uống cà phê với anh em văn nghệ sĩ tại hội quán Văn Nghệ. Nhà văn này chỉ góp bàn giữa lúc chuyện trò trong phạm vi cách gọi tên kèm số thứ tự và chỉ trong phạm vi đó mà thôi (không liên quan gì đến tên gọi thứ tự của các ngày trong tuần theo “lịch Chúa”). Tôi nghĩ, phải chăng đó cũng do tâm thức rất đáng kính trọng của nhân dân Nam bộ: không muốn bị xem là mất gốc (vì có thằng con cả ngoài Trung rồi, cho dù trong thực tế có thể không có thằng con cả nào ngoài ấy hết!)?

(**) Chú thích bổ sung (26-01 HB6): Nhưng nếu buộc lòng phải kiêng "húy", sao không như lệ thường, gọi trại đi, hoặc dùng từ khác, đồng nghĩa hay có nghĩa tương tự?


Đăng trên blog: Tp. HCM., thứ bảy (chủ nhật cũ), ngày 22-01 HB6 (2006)
& thứ tư (thứ năm cũ), ngày 26-01 HB6 (2006)

TXA.

_______________

03-12 HB6 (2006): Từ ghép ==> Chính xác là ngữ danh từ có khuynh hướng trở thành từ ghép.

1 Comments:

  • Are you facing copious issues because of hacked payment gateway in Bitfinex? Is your payment gateway got hacked? To overcome this issue as soon as possible should be the beginning attention of the user. To attain the easy and best suitable solutions related to such issues, you can always dial Bitfinex customer support phone number AT-1800-665-6722 and get in touch with the team of quick-witted experts who can shed all your queries in minimal time with the completion.

    By Anonymous Nặc danh, at 4:37 CH  

Đăng nhận xét

<< Home