TRAN XUAN AN - PHAN HOI 2 / feedback 2 ( trang phu 2 )

31.1.07

CHỮ “CẢ” TRONG NGỮ DANH TỪ “CON CẢ”

TRƯỜNG HỢP ĐỔI LINK DUY NHẤT:
LINK KHUNG TRANG CỦA BÀI “ CHỮ ‘CẢ’ TRONG NGỮ DANH TỪ ‘CON CẢ’ “

Phần cuối mỗi link của từng khung trang blog (mỗi trang blog có thể có nhiều khung trang) do máy móc tự động hoá thực hiện. Do đó, có trường hợp link trở nên khá buồn cười hoặc có thể gây ngộ nhận:

http://tranxuananp-trphu.blogspot.com
/2006/01/ch-c-trong-ng-danh-t-con-c.html


Từ ngày 31-01 HB7 (2007), tác giả đã đổi các chữ trong ô chữ nhật "Title" ở trang "Edit posts":


TRƯỚC MẮT CẦN BỎ HẲN TỪ "CHÚA NHẬT" HAY "CHỦ NHẬT" TRONG DƯƠNG LỊCH Ở NƯỚC TA

Vì thế, nên phần cuối link của khung trang blog này cũng đã thay đổi:

http://tranxuananp-trphu.blogspot.com
/2006/01/trc-mt-cn-b-hn-t-cha-nht-hay-ch-nht.html


Tuy vậy, link chính của trang blog (phản hồi 2 / feedback 2 [trang phụ 2]) này vẫn là:

http://tranxuananp-trphu.blogspot.com

Ngoài ra, không có sự thay đổi, sửa chữa nào trong bài viết, kể cả tựa đề vốn có của nó.

Xin xem bài viết ấy theo link mới:

http://tranxuananp-trphu.blogspot.com
/2006/01/trc-mt-cn-b-hn-t-cha-nht-hay-ch-nht.html


Xin thành thật cáo lỗi về "sự cố link" do vô ý của người sử dụng.

TXA.

Thứ năm (thứ tư cũ), 31-01 HB7 (2007)
[ 13-12 Bính tuất HB6 – 7 ]

28.1.06

KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN – THƠ – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG

KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 - 1886)

– THƠ –
VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG


Cuốn sách này đã được xuất bản (đăng tải)
trên Tạp chí điện tử Giao Điểm
số tháng 8-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
posted: 15.8.2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05
/805_tho_nvt_I.htm



++ Nnc. TRẦN VIẾT NGẠC ++
sưu tầm, khảo luận sử học (thay lời giới thiệu)
++ Nnc. TRẦN ĐẠI VINH ++ Nnc. VŨ ĐỨC SAO BIỂN ++
phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, khảo luận sử học &
giới thiệu thi tập
++ Gs. ĐOÀN QUANG HƯNG ++ Ts. VÕ XUÂN ĐÀN ++
khảo luận sử học
++ Nnc. NGUYỄN TÔN NHAN ++
phiên âm, dịch nghĩa
++ Ts. NGÔ THỜI ĐÔN ++
hiệu đính các bản dịch

++ TRẦN XUÂN AN ++
biên soạn

(khảo luận sử học, chú thích,
chuyển lại ngôn ngữ thơ…)


Xin tạ ơn ngọn bút,
biểu tượng của sự công chính và liêm khiết trí tuệ.
Xin yêu thương, trân trọng
và bảo vệ
từng dòng chữ mồ hôi nước mắt
của chất xám và trái tim.

TXA.


“… Nay ta cùng đại thần Tôn Thất Thuyết quanh quẩn,
còn ngươi là phụ chính đại thần
thì ở lại mà thương đàm.
Kẻ ở, người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân
làm căn bản;
đất trời cũng thật chứng giám …”.


HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),
trích mật dụ từ Tân Sở gửi NGUYỄN VĂN TƯỜNG,
ngày 02.06. Ất dậu, 1885.

“… Huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế,
thật là đau khổ quá chừng.
Nhân vật nước ta, những người
trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được …”.


HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),
trích mật dụ từ Tân Sở gửi hoàng tộc,
ngày 07.06. Ất dậu, 1885.



Kính dâng lên bàn thờ cao tổ phụ:
NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 – 1886)

Trần Xuân An,
nội hậu duệ thế hệ thứ năm.




PHẦN THỨ NHẤT:
MỞ ĐẦU
LỜI THƯA ĐẦU SÁCH


Không phải riêng chúng tôi, bất kì ai yêu chuộng công lí, có quyết tâm truy tìm và bảo vệ sự thật lịch sử, chắc hẳn sẽ rất xúc động khi đọc được Thi tập của Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886). Cảm xúc có tính lương tâm ấy cũng tương tự như lúc đọc về Nguyễn Trãi (thời Hậu Lê) và tác phẩm của ông. Tất nhiên bi kịch mỗi người mỗi khác.
Nguyễn Trãi với sự vu khống của bọn gian thần như một điển hình về bi kịch công thần. Dẫu sao, đó cũng chỉ là một khía cạnh…
Nguyễn Văn Tường với sự vu khống của bọn thực dân, “tả đạo”, đầu hàng (chủ ''hòa'') lại là điển hình về bi kịch người yêu nước, trung thần, quyết tâm chống Pháp, bảo vệ văn hóa dân tộc, chủ chiến, bị ''đập tan tành'' uy tín, bị phá vỡ tầm ảnh hưởng (1).
Cảm xúc đối với Thi tập Nguyễn Văn Tường, đi đôi với các bài khảo luận sử học về ông trong tập tư liệu chính của Hội nghị khoa học lịch sử do Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chủ trì (thu hút nhiều bài viết của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu (*), nhà giáo, nhà báo trong cả nước và cả Việt kiều ở nước ngoài) , còn là một cảm xúc của thời đại dân chủ, cách mạng, đổi mới. Tuy vậy, vẫn tồn tại vài vấn đề phải suy nghĩ.
Đại Nam thực lục, chính biên, đệ tứ và đệ ngũ kỉ, được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn chính thức dưới triều Thành Thái (2), đồng thời đã được cẩn mật khắc in cũng vào thời điểm vị vua yêu nước này chưa bị thực dân Pháp lưu đày, dù với số lượng ít ỏi, cất giấu trong kho sử, đã làm sáng tỏ con người, tư tưởng và toàn bộ hoạt động chính trị của Nguyễn Văn Tường (3). Tất nhiên, tính chất bảo hoàng của một vương triều suy vi vẫn chi phối các cây bút chép sử! Do đó, mọi sự kiện được trình bày, dẫu đã được làm rõ – Nguyễn Văn Tường và nhóm chủ chiến làm đúng mọi điều trong điều kiện lịch sử cụ thể bấy giờ – vẫn là cái rõ nhuộm màu phê phán. Cũng như các nhân vật lịch sử thuộc nhóm chủ chiến, Nguyễn Văn Tường trong Đại Nam thực lục, chính biên, đệ tứ và đệ ngũ kỉ, gây cho người đọc hiệu ứng phản cảm, chí ít cũng mất cảm tình, mặc dù với nhận thức lí tính – có suy ngẫm, phân tích –, thấy ông lẫn các thành viên ấy đúng là những con người có nhân cách cao đẹp, ít ra cũng đứng đắn, có lòng yêu nước sâu nặng, quyết tâm chống Pháp và chống nhà Thanh mưu toan bành trướng, quyết tâm giữ vững sự tự chủ cho vương triều Nguyễn, quyết tâm chống các vị vua đầu hàng, dâm ô, bọn quan lại cơ hội, câu kết với giặc Pháp.
Dẫu sao, hiệu ứng do chất bảo hoàng và sự rụt rè ở các cây bút chép sử triều Nguyễn, từ tập 27 đến tập 36 Đại Nam thực lục, chính biên (ĐNTL.CB.) vẫn là thứ hiệu ứng tai hại!
Tuy vậy, nếu chỉ ĐNTL.CB. (kỉ IV và V), cũng đã đủ rõ Thành Thái đúng là một Lê Thánh Tôn, còn Nguyễn Văn Tường là Nguyễn Trãi, và vấn đề chỉ còn chờ thời đại dân chủ, cách mạng làm sáng tỏ hơn, gột tẩy đi các màu sắc bảo hoàng đến mức ngu trung ở bộ sử, do hạn chế đáng tiếc của thuở bấy giờ, với các sức ép phong kiến, thực dân, “tả đạo”, chủ “hòa” (*a)... Nhưng trong thực tế lịch sử, có biết bao luồng thông tin gây nhiễu, đầy ác ý với chiến dịch xuyên tạc, dựng đứng chuyện bịa nhằm hạ uy tín những người lãnh đạo, dập tắt phong trào Cần vương và để răn đe! Bao người dân mù chữ, bao kẻ sĩ vô tâm bị mắc mưu tuyên truyền của kẻ thù thực dân, kể cả thực dân “đội lốt” Thiên Chúa giáo, rồi lại sáng tác thơ ca hò vè, viết sách, viết báo!
Đến bây giờ, hẳn ai cũng vẫn còn bị rối trong mớ bòng bong của thực dân Pháp, bọn “đội lốt” (?!) Thiên Chúa giáo từ thời ấy để lại, khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường và nhóm chủ chiến. Do đó, chúng tôi phải xác định tư liệu tương đối đáng tin cậy nhất và đầy đủ nhất để làm chuẩn: Đại Nam thực lục, chính biên, đệ tứ và đệ ngũ kỉ. Rối nhiễu, nhưng với phương pháp luận khoa học về văn bản học, về công việc thẩm định tư liệu, nhất là tư liệu trong hơn nửa thế kỉ mất nước (1885 - 1945) và ba mươi năm chiến tranh (1945 - 1975), chúng tôi thấy không còn tư liệu nào đáng tin cậy và đầy đủ hơn bộ sử ấy, đặc biệt với hai kỉ ấy. Dẫu có những hạn chế nhất định như đã nói, nhưng Quốc sử quán triều Nguyễn vẫn giữ được tính độc lập tương đối của một tổ chức sử gia, lại thừa điều kiện – trình độ học vấn; tư liệu; sự tiếp xúc với các nhân vật lịch sử; quá trình sống với các sự kiện thời đại đó... – nên hơn ai hết và hơn đâu hết, họ có thể làm tốt chức năng chứng nhân. Điều quan trọng nhất là tính khuynh hướng trên lập trường dân tộc. Điều đó được thể hiện khá rõ, chưa kể ở mạch ngầm của các trang sử, khiến hậu thế có thể tin cậy. Tất nhiên, hậu thế phải biết cách đọc bộ sử ấy, đặc biệt là phần sử thuộc hai kỉ ấy (*b), với nhãn quan sử học tiên tiến nhất, khoa học nhất của thời đại mình. Chúng tôi đã vượt lên hạn chế của bản thân, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo để cuối cùng đi đến nhận định trên, xác định được chuẩn cứ đó! Phải có chuẩn cứ, để căn cứ vào đấy mà tham khảo, đối chiếu, đãi lọc, tiếp nhận, phê phán, loại trừ các nguồn tư liệu khác, kể cả Thi tập, châu bản. Rối nhiễu, để lần gỡ, phối kiểm, đãi lọc xong, lại sáng lên cảm xúc có tính lương tâm và dân chủ.
Trên cơ sở những nhận thức ấy, chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học lịch sử, các nhà báo, nhà giáo đã có tham luận tâm huyết trong kỉ yếu của Hội nghị trên (4), tuy có người còn “định kiến”...
Chúng tôi tin rằng đã đến lúc thoát khỏi tình trạng hoang mang, thiếu ý thức độc lập trong nghiên cứu, thẩm định, do nhiễu loạn “tư liệu” (phần lớn không phải tư liệu gốc!) và chưa giám định khoa học thực nghiệm về những tư liệu ấy.
Riêng với cuốn Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập, chúng tôi vừa xúc động sâu sắc, vừa tiếc rẻ. Toàn bộ Thi tập có đến 66 bài (5), nhưng chỉ được phiên âm và dịch khoảng hai phần ba!
Xuất phát từ thiên lương, trách nhiệm và từ cảm hứng nghệ thuật, chúng tôi đã nhờ anh Nguyễn Tôn Nhan, một người chuyên viết sách về văn học và lịch sử Trung Hoa cổ, cũng là một nhà thơ, phiên âm, dịch nghĩa 21 bài còn lại, kể cả những bài nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu Vũ Đức Sao Biển mới trích dịch để đưa vào bài giới thiệu (cũng in trong Thi tập ấy, sau hai bài giới thiệu khác của hai nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy đại học Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh).
Ngoài việc mạo muội “nhuận sắc”, lại “dịch thơ” (chuyển lại ngôn ngữ thơ theo thể loại) từ bản dịch nghĩa, chúng tôi còn mạn phép chú thích và hiệu đính các sơ suất mà bất kì bản ấn phẩm nào cũng gặp phải, nhất là soạn lại trọn phần dịch nghĩa. Về phần dịch nghĩa, chúng tôi cẩn trọng nhờ Ts. Ngô Thời Đôn (giảng viên ĐHSP. Huế) hiệu đính giúp, để đảm bảo tính chính xác khoa học và tính khách quan đến mức tối đa.
Trong văn học cổ điển của chúng ta, riêng Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã có đến ba bản dịch, của Nguyễn Khản, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích. Đâu chỉ với Chinh phụ ngâm, ngay Dụ Cần vương, một văn bản chính trị – tác phẩm chính luận –, cũng đã có ít ra là ba bản dịch, của Lê Thước, của Chu Thiên và một bản dịch khác! Mọi nguyên tác không phải bằng chữ quốc ngữ đều mong ước có những bản phiên âm, bản dịch tốt, kể cả những bản nhuận sắc (*c). Hơn nữa, cần có thêm các bình chú. Tất cả, để đối chiếu, cảm thụ sâu hơn.
Với Thi tập của Nguyễn Văn Tường, chúng tôi mạo muội làm các công đoạn, các phần còn lại. Chúng tôi xin phép được làm trọn, dù cho có nhiều hạn chế bản thân (sở đoản! (*d)).
Công sức sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu, công bố Thi tập trên của các ông Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển thật lớn lao và đầy ý nghĩa, đối với sử học và giai đoạn văn chương thời Nguyễn vốn còn những khoảng trống, do chiến tranh, do thực dân, đế quốc và do vô tình, quên lãng!
Chúng tôi vẫn ước mong được đọc các bản dịch trọn vẹn từ các châu bản (6): các tập Nam Kì tấu nghị, Bắc Kì tấu nghị, Tân định hòa ước, Việt – Trung giao thiệp, Thương bạc việân phúc... của Nguyễn Văn Tường, mà hiện nay các nhà nghiên cứu, dịch thuật Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Ngô Thời Đôn… đang ra sức tiến hành dịch thuật, chuẩn bị công bố tiếp. Tất cả cũng chỉ vì lòng yêu công lí va quyết tâm làm rõ sự thật lịch sử, làm sáng thêm những gì ĐNTL.CB. hai kỉ IV & V chỉ mới khẳng định dưới ánh sáng của tinh thần dân tộc, chống Pháp, tiễu phỉ “Thiên quốc”, chống mưu toan bành trướng của nhà Thanh, tuy còn bảo hoàng, rụt rè dưới ách “bảo hộ”, sự rình mò, dòm ngó cú vọ của Pháp.
Cuối lời thưa đầu sách này, chúng tôi chỉ trình bày thêm:
1. Các bản dịch thơ chưa dám chú tâm về tính nghệ thuật, các bản dịch nghĩa còn chú trọng đến mức rườm rà cho tính chính xác (sát nghĩa) , bởi giá trị thấy ngay của Thi tậpsử liệu; và như thế cũng là để cuốn sách có tính phổ thông, tiện dùng, nhất là tránh được sự hiểu lầm, hiểu sai đáng tiếc.
2. Hạn chế vẫn còn nhiều ở các chú thích. Thỉnh thoảng có đôi lời bình, vẫn còn thô.
3. Hơi nặng về mặt sử học vì tính xác thực.
4. Trong tinh thần đoàn kết dân tộc nhưng vẫn bảo đảm tính khách quan sử học, với ý thức tôn trọng sự thật lịch sử, chúng tôi đã khu biệt rõ đối tượng cần phê phán, thường được gọi là bộ phận “tả đạo” trong Thiên Chúa giáo. Đó là các giám mục, linh mục mang bản chất thực dân, hoặc thực dân đội lốt tu sĩ Thiên Chúa giáo... Về Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, nhận định của các giáo sư như Trần Văn Giàu, Yoshiharu Tsuboi, Trần Ngọc Thêm, linh mục viện sĩ Trần Tam Tỉnh... đã rất xác đáng ở các cuốn sách đã xuất bản. Giáo hoàng Jean - Paul II cũng đã bày tỏ sự thống hối chung trong buổi lễ ngày 12. 03. 2000 vừa qua (*e). Xin giới thuyết rõ nội dung cụ thể – lịch sử của từ “tả đạo” như vậy. Ngoài ra chúng tôi cũng đã thể hiện cái nhìn riêng về vấn đề này trong tiểu thuyết Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến) . Tuy vậy, ở đây, về vấn đề này, cũng xin minh bạch thưa trước: lịch sử là những gì đã trôi qua. Cũng như bao người yêu sử học (kể cả những người yêu văn học), thái độ của chúng tôi đối với những gì đã trôi qua không phải là thái độ đối với những gì đang thuộc về hiện tại. Trong hiện tại, chúng tôi vẫn luôn tôn trọng những giáo dân kính Chuá yêu nước trên Đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng như trên thế giới, thuộc mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi quốc tịch (7).
Ý muốn của chúng tôi là công bố cho được trọn vẹn Thi tập này cùng bài “Giải triều...” và các câu thơ, các cặp câu đối còn sót lại của chiến sĩ, nhà thơ, quan phụ chánh, cũng là nhà chính trị, ngoại giao rất tâm huyết, mưu trí, tài ba và đầy bi kịch Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886). Đó cũng là cơ sở cho những cuốn sách tiếp theo của chúng tôi viết về ông.
Chúng tôi cũng xin được khẳng định rõ để tránh những ngộ nhận đáng tiếc: Trong cuốn sách này, có tập hợp thêm một số bài viết của các nhà nghiên cứu khác; tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và nhận định riêng của bản thân cá nhân chúng tôi (TXA.), thể hiện ở bài nghiên cứu của chính chúng tôi, đồng thời ở những câu chữ không phải của các nhà nghiên cứu khác trong cuốn sách này. Sự dị biệt trong nghiên cứu và nhận định cũng là điều thường thấy. Dẫu sao, chúng tôi vẫn ra sức bảo vệ chủ kiến khoa học của mình, đồng thời luôn mong mỏi được sự tán thành trên cơ sở nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (8).
Xin được chỉ bảo, góp ý, phê bình.

TRẦN XUÂN AN
TP. HCM., 31. 07. 2000 [:HB0]
(01. 07 Canh thìn HB.0)
& 22 tháng 03. 2004 [:HB4]
(02. 02 nhuận, Giáp thân HB4).



(1) ''Đập tan tành'', cách nói của tên thực dân – khâm sứ De Champeaux! Trích tư liệu lưu trữ AOM Aix, Amiraux 12923, Champeaux, đại biện tại Huế gửi thống đốc Nam Kì, Huế ngày 06. 02. 1881 (ngày mùng 08 Tết, tháng giêng năm Tân tị). Dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Nguyễn Đình Đầu và nhóm cộng tác dịch, Ban KHXH. TU. TP. HCM. xb., 1990, tr. 270.

(2) Thành Thái, ở ngôi từ 1.1889 đến 7.1907, là con trai thứ bảy của Dục Đức. Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa: vị vua yêu nước Thành Thái là một Lê Thánh Tôn trong việc minh oan cho Nguyễn Văn Tường. Hai kỉ Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ (1847 - 1883) và đệ ngũ (1883 - 1885) mãi mãi, muôn đời vẫn còn đó! Thảm kịch “đốt sách, chôn học trò” do bàn tay độc tài, cuồng ác của bạo chuá Tần Thuỷ Hoàng chẳng lẽ vẫn còn có thể tái diễn trong hiện tại và tương lai?!?

(3) Chi tiết rất đẹp của nhân cách Thành Thái, trong hạn chế lịch sử nhất định, là điểm này. Tuy vậy, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (xb. 1921), mặc dù cũng đã làm sáng tỏ lập trường chính trị của Nguyễn Văn Tường là kiên định chống Pháp, ngay lúc vâng mệnh ở lại Huế sau cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ, lại có xuyên tạc đạo đức của ông (và cả Tôn Thất Thuyết)! Một bài viết rất có giá trị khoa học (tuy vẫn còn vài nét hạn chế) của giáo sư, học giả, dịch giả tiếng Pháp, đồng thời cũng là chuyên gia chữ Hán Bửu Kế (1914 – 1989) cũng đã góp phần làm sáng tỏ về Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết (Gs. Bửu Kế, bài “Toà Khâm sứ Pháp” , trong CHUYỆN TRIỀU NGUYỄN, Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 78 – 101). Theo tôi, nếu không tính đến vài nét hạn chế (việc ghi nhận thêm dư luận về cái chết Kiến Phúc, và cả dư luận “gian hùng” mà toàn bộ bài viết Gs. Bửu Kế phủ định), bài nghiên cứu trên của Gs. Bửu Kế (một hậu duệ hoàng tộc nhà Nguyễn) là một trong những bài viết chính xác nhất về Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết. Bài nghiên cứu trên của Gs. Bửu Kế chúng tôi đã mạn phép đưa vào cuốn “Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”” (khảo luận và phê bình sử học, 2002), với những “lời đối thoại” của chúng tôi về hai điểm hạn chế trên.

(4) Chúng tôi mạn phép trích in vào cuốn sách này hai bài của Gs. Đoàn Quang Hưng và Ts. Võ Xuân Đàn (ĐHSP. TP. HCM), với những chú thích có tính chất “đối thoại” của chúng tôi (TXA. – nbs.).

(5) Có hai bài, 40 và 42 (theo số thứ tự), có thể không phải của Nguyễn Văn Tường.

(6) Các văn bản có châu phê của nhà vua.

(7) Tinh thần Ph. Galilée (Galileo Galilei, 1564 - 1642) mãi mãi thuộc về giá trị nhân văn vĩnh hằng, bất diệt, ngay cả trong sử học, mặc dù chân lí và sự thật trong khoa học xã hội (cụ thể là sử học), không đơn giản như trong khoa học tự nhiên – thực nghiệm (ở trường hợp Galilée là khoa học vật lí thiên văn).

(8) Để tránh mọi sự hiểu lầm, xuyên tạc, xin khẳng định: quá trình nghiên cứu và nhận định của Trần Xuân An thể hiện rõ ràng ở bài viết “Nguyễn Văn Tường (1824 –1886) với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc kinh đô quật khởi, 05. 07. 1885” và ở các bộ sách, cuốn sách sau:

a. Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường, “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.

b. Những trang Đại Nam thực lục về Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.

c. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được” , khảo luận và phê bình sử học, 2002.

d. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) , truyện sử kí, trọn bộ 4 tập, hai tập I, II, 2002, hai tập III, IV, 2003.

Cước chú của bài Lời thưa đầu sách :

(*) Theo thông lệ, các học hàm, học vị, học danh, nghiệp danh trong cuốn sách này cũng được viết tắt. Giáo sư, viết tắt là: GS. hoặc Gs., gs. ; tiến sĩ: TS. hoặc Ts., ts.; nhà nghiên cứu: NNC. hoặc Nnc., nnc. …, tuỳ ngữ cảnh, theo quy tắc chính tả. Riêng bản thân chúng tôi (TXA.), xin khiêm tốn tự gọi là người biên soạn, và sẽ được viết tắt là Nbs. hoặc nbs. .

(*a) Đệ lục kỉ gồm hai tập 37, 38, nếu gạt đi màu sắc phản quốc trong cách chép sử của ngụy triều Đồng Khánh, và với sự đãi lọc, đối chiếu trên cơ sở lấy hai kỉ đệ tứ và đệ ngũ làm chuẩn cứ, sẽ có những lượng thông tin trung thực làm sáng tỏ hai kỉ ấy.
Nói rõ hơn, kỉ đệ tứ, đệ ngũ (IV & V) viết về chính triều Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi (1847 – 06.9.1885); kỉ đệ lục (VI) viết về ngụy triều Đồng Khánh (06.9.1885 – 1888…). Một cách hết sức rõ ràng, hai kỉ đệ tứ, đệ ngũ viết theo quan điểm, lập trường dân tộc, chống Pháp, chống “tả đạo” (tuy còn bảo hoàng!), còn kỉ đệ lục viết theo quan điểm, lập trường ngụy triều, tay sai, phản dân tộc, nịnh bợ Pháp (De Courcy, De Champeaux, Proudhomme, Silvestre, Hector…), nịnh bợ “tả đạo” cỡ có uy thế (Trần Lục, Trương Vĩnh Ký…), chống người yêu nước và phong trào Cần vương (Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Trương Văn Đễ, Phan Đình Phùng, Trương Đình Hội, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư…). Không những thể hiện sự chống phá, đệ lục kỉ còn bôi nhọ, xuyên tạc về người yêu nước và phong trào Cần vương. Sự bôi nhọ, xuyên tạc ấy thể hiện qua các văn kiện của Toà Khâm sứ Pháp, Viện Cơ mật và các khâm sai được viết và tuyên truyền bởi Hector, Đồng Khánh, Nguyễn Hữu Độ, Phạm Phú Lâm, Phan Liêm…. Ngay thái độ thù hận của thực dân Pháp và ngụy triều bù nhìn, tay sai Đồng Khánh thể hiện ở kỉ đệ lục cũng đã là một lượng thông tin xác thực nhất để khẳng định tinh thần yêu nước, chủ chiến của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn…
Vấn đề này, chúng tôi (TXA.) đã nghiên cứu kĩ lưỡng, nghiêm túc và đã viết trong cuốn “Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”” , khảo luận và phê bình sử học, 2002 (sắp xuất bản).
Xin vui lòng tìm đọc.

(*b) Và cả đệ lục kỉ (gồm hai tập 37 & 38) cũng hết sức quan trọng. Xin xem lại chú thích (*a) ở trang trước.

(*c) Rồi trong tương lai, biết đâu Chinh phụ ngâm, Dụ Cần vương, còn được dịch lại với tiếng Việt của tương lai ấy! Ngay cả thơ chữ Nôm với tiếng Việt cổ – đã được phiên âm ra chữ quốc ngữ – của Nguyễn Trãi cũng còn phải dịch ra tiếng Việt tương lai, bởi ngôn ngữ nào cũng phát triển, biến thiên!

(*d) Xin nhấn mạnh: Toàn bộ các bản phiên âm, dịch nghĩa cùng một phần lớn bản dịch thơ là của các nhà dịch thuật, nghiên cứu Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, Nguyễn Tôn Nhan. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải tra cứu, nghiền ngẫm từng chữ một về mặt chữ và nghĩa khi cảm thụ và biên soạn từng bài thơ. Sau đó, để cẩn trọng hơn, tất cả các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (hay chuyển sang ngôn ngữ thơ theo thể loại) đều có sự hiệu đính của Ts. Ngô Thời Đôn. Nói chung, chúng tôi đã thực hiện đúng và đủ các công đoạn, theo quy trình nghiên cứu, biên soạn.

(*e) Xem: Du Long, bài “Khi giáo hoàng thống hối…”, báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 11 – 2000 / 848, số ra ngày 19. 03. – 25. 03. 2000.


(Cước chú: footnote, lẽ ra phải đặt chú thích loại này ở cuối trang, chứ không phải cuối bài. Cước chú khác với loại chú thích bổ sung [bị chú] đặt cuối bài, thường được gọi là hậu chú [endnote] ).

TXA.

_____________

Bổ sung (mùng hai Tết Nguyên đán Bính tuất, 30-01 HB6 [2006]):

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05
/805_tho_nvt_I.htm


Tài liệu
Hội nghị khoa học:
“Nhóm chủ chiến triều đình Huế
& Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”
:

1. Kỉ yếu:
28 bài khảo luận sử học của 29 tác giả, trong đó có nhiều bài viết bàn về Nguyễn Văn Tường:
Gs. Nguyễn Văn Kiệm, Nnc. Trần Viết Ngạc, Nnc. Trần Thị Thanh Thanh, Nnc. Trần Đại Vinh, Nnc. Vũ Đức Sao Biển, Nnc. Trần Thị Kim Hoa, Nnc. Tôn Thất Hào, Gs. Đoàn Quang Hưng, Nnc. Nguyễn Hữu Thông & Nnc. Nguyễn Quang Trung Tiến, Ts. Võ Xuân Đàn, Gs. Vũ Ngọc Khánh, Ts. Nguyễn Thị Đảm, Nnc. Đặng Thị Tịnh…

2. Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập
do Nnc. Trần Viết Ngạc sưu tầm & giới thiệu,
Nnc. Trần Đại Vinh – Nnc. Vũ Đức Sao Biển
phiên âm và dịch

(Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
chủ trì hội nghị và ấn hành, 20. 6. 1996).


_______________________

Bài được tác giả đăng tải lại trên weblog này vào phút giao thừa từ năm cũ Ất dậu HB5 sang năm mới Bính tuất HB6.
Giây phút khởi đầu Tết Nguyên đán, mùng một tháng giêng năm Bính tuất HB6
[thứ bảy (chủ nhật cũ), lúc 00 : 01’, ngày 29-01 HB6 (2006)]
& mùng hai Tết (30-01 HB6 [2006])

22.1.06

TRƯỚC MẮT CẦN BỎ HẲN TỪ "CHÚA NHẬT" HAY "CHỦ NHẬT" TRONG DƯƠNG LỊCH Ở NƯỚC TA

Phần cuối mỗi link của từng khung trang blog (mỗi trang blog có thể có nhiều khung trang) do máy móc tự động hoá thực hiện. Do đó, có trường hợp link trở nên khá buồn cười hoặc có thể gây ngộ nhận. Từ ngày 31-01 HB7 (2007), tác giả đã đổi các chữ trong ô chữ nhật "Title" ở trang "Edit posts", nên phần cuối link của khung trang blog này cũng đã thay đổi. Nhưng link chính của trang blog này vẫn là:
http://tranxuananp-trphu.blogspot.com
Ngoài ra, không có sự thay đổi, sửa chữa nào trong bài viết, kể cả tựa đề vốn có của nó.
Xin thành thật cáo lỗi về "sự cố link" do vô ý của người sử dụng.
TXA.



Kính mời truy cập:
TRẦN XUÂN AN
CHỮ “CẢ” TRONG NGỮ “CON CẢ”
(*)

posted: 21.01.2006
Bài đã đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm, số 1-2006:

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_index.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_txa-tiengNambo.htm


Ở Nam bộ, nhân dân không gọi con đầu lòng là con cả (thằng Cả), mà chỉ dùng chữ hai (thằng Hai, con Hai). Và cũng rất đặc biệt, hầu hết người Nam bộ đều dùng số thứ tự làm tên thường gọi trong nhà của đàn con (thằng Hai, con Ba, con Tư, thằng Năm…); hoặc chỉ gọi như thế để tỏ ý tôn trọng, chứ không gọi đích danh; hoặc lúc mới làm quen với người khác, không hỏi tên, mà chỉ hỏi thứ; lại hay ghép số thứ tự ấy vào tên thật, cũng có khi ghép với nơi cư trú, nghề nghiệp, thành một tên kép (chú Ba Lâm, anh Mười Hồng, chị Tư Nguyệt, anh Tám Đầu Xóm, thím Bảy Bán Quán, bác Sáu Thợ Hồ …).
Riêng về cách gọi tên con, nguyên nhân từ đâu người Nam bộ lại có tục lệ chỉ gọi từ thứ hai trở đi, mà không dùng chữ cả, chữ đầu, chữ nhất, chữ trưởng (mặc dù trong giấy tờ, lễ lạt, vẫn dùng từ trưởng nam, trưởng nữ)? Tất nhiên cả nước, từ Bắc chí Nam, không nơi nào người Việt gọi con một là con đầu lòng, vì con một có nghĩa là con độc nhất.
Theo tôi, có nhiều cách giải thích theo suy đoán (giả thiết):
1. Cách thứ nhất: Noi theo lệ nhà Nguyễn “tứ bất lập” (không đặt chức tể tướng, không lập hoàng hậu, thái tử, không lấy đỗ trạng nguyên) [1], nên hầu hết các gia đình Nam bộ cũng không “lập” con cả. Nhưng tại sao chỉ riêng Nam bộ mới có tục lệ “noi theo” ấy? Một phần là do Nguyễn Ánh (Gia Long) có ảnh hưởng lớn ở Nam bộ và ảnh hưởng ấy còn rất mạnh qua các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Một phần có lẽ trực tiếp hơn, hẳn là do tai họa Pigneau de Béhaine đưa Đông cung Cảnh (về sau chỉ gọi là hoàng tử Cảnh) sang Pháp làm con tin; đứa con cả ấy của Nguyễn Ánh là một sự thể nên kiêng (?). Sự kiện này ghi dấu ấn đậm nhất là tại Nam bộ.
2. Cách thứ hai: Do kiêng húy của Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc, cha Cả). Khắp Nam bộ ai lại chẳng biết một nơi có địa danh là Lăng Cha Cả. Cho đến nay, chưa có tư liệu thư tịch nào xác nhận là nhà Nguyễn hay thực dân, cố đạo có ban lệnh kiêng húy cha Cả như thế, nhưng biết đâu, ấy là do lệnh miệng của các cố đạo sau năm 1862 (cưỡng ước Nhâm tuất). Cũng có thể vì sợ bóng sợ gió (“tránh voi chẳng xấu mặt nào”!) nên nhân dân phải “kiêng húy” như vậy? (**).
3. Cách thứ ba: Do ảnh hưởng dương lịch, mà ở nước ta, theo loại lịch đó, chủ nhật là thứ nhất, thứ nhất lại thành thứ hai, v.v, nên dần dà, con cả thành con thứ hai? Hoàn toàn không phải ngược lại.
4. Cách thứ tư: Có một lần, bàn chuyện về cách gọi như vậy, một người nào đó lại giải thích: Khi di dân từ Trung bộ vào, mỗi gia đình đều để lại tại bản quán đứa con trai cả, để người con cả ấy lo giữ gìn hương lửa cho tổ tiên, mồ mả. Vì vậy, đứa con thứ hai thành con cả. Và gọi riết thành quen [2].
Sở dĩ tôi xếp thứ tự như trên, không căn cứ vào yếu tố thời điểm (tính từ thời di dân khai phá Nam bộ trở về sau, đến thời Nam bộ bị trở thành thuộc địa của Pháp), là bởi, tôi xem giả thiết thứ nhất (cách thứ nhất, noi theo lệ “tứ bất lập” của nhà Nguyễn) có cơ sở thực tế và hợp lí hơn hết.
Tất nhiên, vấn đề đặt tên thứ theo số thứ tự cho mỗi ngày trong một tuần bảy ngày ở dương lịch, một loại lịch vốn đã bị Thiên Chúa hóa rất nặng nề, đầy tính áp đặt ở nước ta và vấn đề gọi tên theo số thứ tự hoặc ghép với số thứ tự của người Nam bộ là hai vấn đề thuộc hai lĩnh vực khác nhau rất xa. Nếu có ảnh hưởng giữa cái này với cái kia, cũng chỉ ở cách thứ ba nêu trên mà thôi.
Không thể biện minh cho sự áp đặt của cái gọi là lịch Chúa như thế bằng cách căn cứ vào cách gọi tên theo số thứ tự rất đặc biệt ở Nam bộ (không dùng chữ cả trong từ con cả), bởi lẽ, từ “chủ nhật” không thể hiểu khác được, nó vốn có nghĩa là ngày của Chúa (“Chúa nhật”), ngày chính (thứ nhất), ngày chủ yếu. Cũng không nên để trống ngày thứ nhất như một khoảng trống vô nghĩa, không tồn tại, nếu “chủ nhật” bị biến nghĩa thành ngày tự mình như lâu nay, một cách khiên cưỡng, dở voi dở chuột, không ra thể thống, thứ tự gì. Và chẳng lẽ ngày tự mình (nghỉ ngơi, ở nhà) là ngày chính (“chơi là chính”?!?) (*).
Cuối cùng, xin nhấn mạnh một lần nữa về vấn đề “con cả”: Cách thứ nhất (“noi theo” lệ “tứ bất lập”) và hai chữ hợp lí. Tất nhiên tác động tổng hợp của cả bốn giả thiết vẫn có thể đã diễn ra. Tuy vậy, cần xác định đâu là tác nhân chủ yếu nhất.
Tôi cũng xin dè chừng cách lập luận thường được gọi là ngụy biện của người phản biện thiếu trung thực, thiếu thiện chí. Một trong những thủ thuật ngụy biện là lấy hai thực thể na ná nhau về hình thức để đánh lừa người khác, cho rằng hai thực thể ấy là một (đồng nhất về hiện tượng lẫn bản chất, cùng một loại). Tên gọi thứ tự của bảy ngày trong một tuần còn sót lại như một thứ tàn dư thời thực dân cố đạo không thể đồng nhất làm một với cách gọi thứ tự được sinh ra trong đàn con (nói chung) thay tên người ở Nam bộ.

Tp. HCM., thứ sáu (thứ bảy cũ), ngày 21-01 HB6 (2006)
TRẦN XUÂN AN

_________________

(*) Đúng ra, đây chỉ là một ghi chú, tác giả tự phản biện và tự bảo vệ nhận thức, thẩm định của mình trong một bài viết đã đăng. Xin xem:
Trần Xuân An, “Ý nghĩa văn hóa, gồm cả văn hóa chính trị, trong đề xuất đổi mới về dương lịch (lịch Chúa)” , Tạp chí điện tử Giao Điểm, số tháng 12-2005, link:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_txa-duonglich.htm

[1] Xem Trần Đình Sơn, “Có hay không lệ "Tam bất khả" hay "Tứ bất lập" dưới triều Nguyễn” , link:
http://tanmanphuxuan.blogspot.com/

[2] Cách giải thích thứ tư này, người viết nghe một nhà văn (VH.) kể lại (ông cũng nghe ai đó giải thích), nhân một lần cùng ngồi uống cà phê với anh em văn nghệ sĩ tại hội quán Văn Nghệ. Nhà văn này chỉ góp bàn giữa lúc chuyện trò trong phạm vi cách gọi tên kèm số thứ tự và chỉ trong phạm vi đó mà thôi (không liên quan gì đến tên gọi thứ tự của các ngày trong tuần theo “lịch Chúa”). Tôi nghĩ, phải chăng đó cũng do tâm thức rất đáng kính trọng của nhân dân Nam bộ: không muốn bị xem là mất gốc (vì có thằng con cả ngoài Trung rồi, cho dù trong thực tế có thể không có thằng con cả nào ngoài ấy hết!)?

(**) Chú thích bổ sung (26-01 HB6): Nhưng nếu buộc lòng phải kiêng "húy", sao không như lệ thường, gọi trại đi, hoặc dùng từ khác, đồng nghĩa hay có nghĩa tương tự?


Đăng trên blog: Tp. HCM., thứ bảy (chủ nhật cũ), ngày 22-01 HB6 (2006)
& thứ tư (thứ năm cũ), ngày 26-01 HB6 (2006)

TXA.

_______________

03-12 HB6 (2006): Từ ghép ==> Chính xác là ngữ danh từ có khuynh hướng trở thành từ ghép.

14.1.06

PHO SỬ BIÊN NIÊN SINH ĐỘNG CỦA LÀNG & NƯỚC

NGÔI ĐÌNH LÀNG, PHO SỬ BIÊN NIÊN SINH ĐỘNG CỦA LÀNG & NƯỚC

Ý kiến thảo luận
của Trần Xuân An
nhân đọc bài
Ðình làng Việt Nam
của Nguyễn Bá Lăng
(Vietnam Review phổ biến 14.09.2005)

Vietnam Review
Chuyên mục Văn hóa - Truyền thống
Site được cập nhật vào: 2006-01-13 & 12, lúc 18:06:14 ...
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1875



1.

Re: Ðình Làng Việt Nam
2006-01-13 08:34:28
TRẦN XUÂN AN
trong tập thơ "Tôi vẫn ở trên đường", link:
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/


MẶC NIỆM

trong tôi có một miền quê
đôi khi buồn quá tôi về trong tôi

bao nhiêu vỡ nát rối bời
thiêng liêng quốc tuý vẫn ngôi đình làng
nến lung linh khói trầm nhang
nghe lòng ấm lại bốn ngàn năm xưa

đất trời buốt bỏng nắng mưa
trái tim thanh lọc nhịp mùa nguyên sơ

chiêng rung trống vọng bóng cờ
trăm con chim lạc giọng hò trăm nơi
mẹ Tiên yêu núi biếc ngời
cùng cha Rồng hát chung lời sóng vang

Đông – Tây
khúc xạ
hoà tan
tan vào vũ trụ mênh mang mãi còn

mở trương ẩn giữa làng thôn
sớ dâng, kẻ sĩ nhớ ơn người thầy
và ai thấu nỗi đắng cay
giả lười, sách thuốc đọng đầy tình dân (*)

bâng khuâng…
xa khuất, suối ngân
lắng trong heo hút tiếng chân không mòn

quên thù cha vì nước non
vung gươm, truyền hịch, vạn hồn bừng nghe
và ai thắp lửa hội thề
án oan tưới máu … (*)
bia đề, rưng rưng…

thây phơi, đàn nhị nghẹn chùng
vô danh câu hát, mung lung hương đồng

sân đình lặng nhớ cha ông
thuở nào mở đất dắt bồng cháu con
hoang vu chí ngợp vai sờn
ngoảnh về cố quận hoàng hôn cháy lòng

nao nao diệu vợi pháo hồng
bồi hồi trăng ngát đèn lồng lễ vui

ngấm bao chát xót ngọt bùi
ngàn xưa reo múa ngậm ngùi ngàn xưa
mương kênh rửa mặn thau chua
ngàn sau điện sáng trĩu mùa ngàn sau

còn đây tóc chỏm khoe màu
áo dài khăn đóng bạc đầu ô đen

vẫn còn đây làm sao quên
ước mơ nẩy lộc đẹp thêm một thời
gốc bàng cổ thụ khô rồi
bây giờ sống lại cho đời, vạn năm

trong tôi, khuya một, đêm rằm
ngát xưa hương toả hướng tâm về nguồn

bao ngôi đình quá thân thương
nơi tôi tìm đến dọc đường xa quê
trái tim gọi thức cơn mê…
hồn thiêng Đất nước lắng nghe chút lòng…


21. IV – 20. V. 1993

________________________

Cước chú của bài “Mặc niệm” :
(*) Chu Văn An, Lê Hữu Trác, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, bốn danh nhân dân tộc được nhân dân thờ kính, trải qua nhiều thời đại với nhiều quan điểm, góc độ đánh giá khác nhau. Tất nhiên, cũng cần phải ghi nhận hạn chế của Trần Hưng Đạo và nhà Trần. Về trường hợp Nguyễn Trãi, lúc sinh thời vào những năm cuối đời và khoảng 20 năm sau khi ông bị án tru di tam tộc (1442 – 1464), Nguyễn Trãi còn bị nhiều sự gièm pha, vu khống của bọn gian thần. Ở đây, chỉ để hướng chân tâm, “thực nghiệm tâm linh” , gồm cả việc mài sắc ý thức phê phán mặt hạn chế của danh nhân một cách tỉnh táo.
(Chú thích năm 1993 & bổ sung vào ngày 08. 03. 2005).
TXA.

Xin xem thêm: Tiểu thuyết "MÙA HÈ BÊN SÔNG" (Trần Xuân An). Trong đó, có một khía cạnh lớn của chủ đề tư tưởng: Cái đình - tín ngưỡng, tâm linh dân tộc Việt Nam. "MÙA HÈ BÊN SÔNG" đã được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giao Điểm (Cali., USA.), số tháng 6-2005; link:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm


2.

Re: Ðình Làng Việt-Nam

2006-01-13 20:12:03


Đình làng là một vấn đề lớn và đặc sắc, sâu thẳm nhất trong nền văn hóa dân tộc nhất thống Việt Nam.
Qua những cuốn tiểu thuyết của mình, tôi đã để cho nhiều nhân vật suy tư về bản chất của ngôi đình làng Việt Nam, trong chiều hướng bảo tồn, phát huy, phát triển và cách tân một trong những giá trị tiểu biểu nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngôi đình được đề cập đến (từ bài thơ “Mặc niệm”) không phải là một ngôi đình cụ thể. Đó là ngôi đình trong trí tưởng, tâm thức – ngôi đình của hoài vọng nghìn xưa, ước vọng nghìn sau và của cả nhận thức khoa học lẫn nhu cầu tâm linh.

“…
Bản sắc văn hóa có phải là sản phẩm của quá trình cách bức dài lâu về địa bàn cư trú, thiếu phương tiện giao thông, viễn thông để trao đổi trong giao lưu? Nhân tộc, dân tộc cũng là sự khu biệt hóa do sự cách bức địa dư đó? Nhân tộc, dân tộc và bản sắc văn hóa cùng song song hình thành như xác với hồn theo sự chia biệt địa bàn sinh sống và quốc gia?
Bản sắc văn hóa nào có tính hợp lí, tính phổ quát nhất? Các hình thái chính trị phủ định nhau, thay thế nhau, sao tôn giáo vẫn bền vững? Đến bao giờ khoa học thực nghiệm và lí tưởng nhân văn mới sẽ soi sáng mọi ngõ ngách của tâm thức con người? Tôn giáo có tính bản địa rất nặng, rất đậm, sao lan truyền khắp thế giới? Cái giáo đường, cái chùa, cái đình, cái nào mang tính phổ quát nhất?
Anh Cơ Dân thấy Tre Trúc nói rất đúng, cái đình nhân loại nhất, phổ quát nhất nhưng cũng nhân tộc, dân tộc nhất. Đó là biểu hiện cụ thể, tập trung của Đạo Hiếu Nghĩa, thờ cúng tổ tiên, những người có công, sức mạnh nhân dân, nhân loại, trời đất. Tre Trúc thử giả định có cái đình ở Nga, ở Mỹ. Người Nga sẽ thờ cúng tổ tiên họ, sức mạnh nhân dân họ, danh nhân của họ cùng nhân loại, trời đất. Người Mỹ cũng thế, cũng thờ cúng tổ tiên lập quốc, danh nhân của họ và nhân loại, đất trời. Người Mỹ chắc chắn không thể không ghi công, nhớ ơn sức mạnh làm nên lịch sử nước Mỹ của nhân dân Mỹ – lịch sử được nhìn nhận ở chiều sâu, chứ không phải ở các sự kiện nhất thời do các tập đoàn cầm quyền gây ra. Người nước nào cũng hiếu nghĩa với dân tộc họ, với nhân loại, với hành tinh trái đất và cả vũ trụ.
Khẳng định cái đình là phủ định cái giáo đường, cái chùa (đặc Do Thái và đặc Ấn!)? Đâu dám vậy! Mỗi người có trí tuệ để chọn lựa riêng!
Anh Cơ Dân chợt bồi hồi xúc động. Bất giác, hơn lúc nào hết, anh thấy rõ đáp số cho vấn nạn tâm linh, dân tộc, nhân loại. Nhân loại hóa và dân tộc hóa. Nhất thể hóa và bản sắc hóa. Anh nhủ thầm, đúng vậy, đáp số đã ở trong anh từ bao giờ, nhưng đến lúc này, trở nên sáng tỏ, rành mạch như một thức ngộ lạ lùng, mầu nhiệm. Cái mầu nhiệm của đời, của tâm tư con người, sau rất nhiều băn khoăn, suy tư, trăn trở, học hỏi, nghiền ngẫm, chợt lóe sáng!
…”. (*)


Và tôi tự hỏi, nên chăng, những người Việt Nam xa xứ, sống trên đất khách quê người, phải có những địa điểm chung, thuộc về cộng đồng Việt, để thắt chặt tình đồng bào ruột thịt, hướng về Tổ quốc, và để đóng góp, phát huy văn hóa Việt Nam vào văn hóa thế giới. Ngôi đình làng Việt Nam trên đất Mỹ, Pháp, Na Uy, Canada… là ước vọng Việt Nam nhất! Tôn giáo và ý thức hệ chính trị có mặt tiêu cực đáng sợ là gây ra sự chia rẽ và chia lìa dân tộc. Ngôi đình làng Việt Nam với triết học (không chỉ là triết lí) của Việt Nam mới là nơi gắn bó giữa người Việt với người Việt (cho dù sắc tộc nào) và đoàn kết dân tộc Việt Nam với nhân loại.

… Ở đây, tôi chưa nói đến mặt tích cực của Phật giáo Việt Nam …

_______________________

(*) Trích: Trần Xuân An, “SEN ĐỎ, BÀI THƠ HÒA BÌNH”, tiết 28 (phần II, web), Nxb. Thanh Niên, 2003, tr. 183 – 184; link:
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/


__________________________________
__________________________________



VIETNAMREVIEW
2006-01-14 20:14:27
TRAN XUAN AN ( Trần Xuân An )
Re: Ðình làng Việt Nam


Thật lòng tôi không muốn lạm dụng mục thảo luận này, nhưng lương tâm sẽ không yên ổn khi khẳng định rằng, đình làng Việt Nam là một giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tôc nhất, mà không phê phán những khía cạnh tiêu cực, thậm chí là phản văn hóa nhất, phản dân tộc nhất, thể hiện ở một số đình làng của những thôn xã nào đó. Ai cũng biết, một số làng thôn ấy, hoặc là binh lính xâm lược Hán - Hoa đồn trú rồi định cư hẳn, những tội nhân Hán - Hoa bị đày ải sang nước ta làm lưu dân, khai canh lập ấp, trong chiến lược đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến Trung Hoa thực dân cổ đại, hoặc do sự lầm lạc của một vài bộ phận nhân dân Việt, cho nên, có những đình làng thờ giặc xâm lược làm thành hoàng, như thờ Triệu Đà chẳng hạn.

Xin xem thêm:
“SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LỊCH SỬ CỔ ĐẠI NƯỚC TA”, khảo luận, 7.2004.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
Link bài viết về tên giặc xâm lược Triệu Đà:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05
/905_txa_hisIIa.htm


Tôi không có ý định phê bình từng chi tiết cũng như tổng thể bài viết của Nguyễn Bá Lăng (*). Tôi chỉ bày tỏ cảm nghĩ của mình về hệ thống đình làng Việt Nam nói chung trong chiều hướng bảo tồn, phát triển, phát huy và cách tân. Sự cách tân nào cũng bao hàm ý thức "gạn đục khơi trong". Con sông, dòng suối, giếng nước nào, trong trẻo và ngọt lành đến đâu, cũng không thể tuyệt đối không có, không còn bụi bẩn, rác rến (**).

Đình làng Việt Nam (thuần Việt) và chùa làng Phật giáo Việt Nam (Việt hóa, và mỗi ngày mỗi Việt hóa) là hai thành tố chủ yếu, cốt tuỷ nhất của cơ cấu văn hóa Việt Nam, từ nghìn xưa cho đến nghìn sau. Nói như vậy, tôi không có ý định phủ nhận một điều tôi luôn luôn khẳng định: Hệ thống đình làng nói chung (loại trừ trường hợp cá biệt, thờ giặc xâm lược làm thành hoàng!!!) là thể hiện tập trung nhất tín ngưỡng - tâm linh - lịch sử Việt Nam, do đó, Việt Nam nhất.
Khẳng định một lần nữa: Bên cạnh hệ thống đình làng luôn luôn tồn tại song song hệ thống chùa làng Phật giáo Việt Nam ngày càng Việt hóa, để trở thành một tổng thể văn hóa thế tục - siêu linh trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn - lịch sử Việt Nam.

Việt Nam, TP.HCM.,
thứ bảy (chủ nhật cũ), 15-01 HB6 (2006)

TXA.
______________________________

(*) Kết cấu bài viết của Nguyễn Bá Lăng thiếu sự cân đối, nặng về việc khảo cứu đình làng Bắc bộ, xem nhẹ mảng Trung bộ và Nam bộ. Bài viết cũng chỉ mới khảo sát về hình thức, chưa đi sâu vào bản chất của hệ thống đình làng Việt Nam. Tôi xin mạn phép tác giả Nguyễn Bá Lăng để được bổ cứu qua những ý kiến rời và nhỏ như đã viết. Kính mong tác giả Nguyễn Bá Lăng không lấy thế làm điều.
(**) Nhận thức về nhân vật lịch sử cổ đại còn có những hạn chế như thế, nữa là nhân vật lịch sử cận - hiện đại, 1858 - 1975!

Lưu ý: Tôi bổ sung vào tập thông tin (file) này ý kiến trên đây, không sửa chữa phần phía trên ([như đã thưa trước: nếu có sai sót, sẽ đính chính, bổ cứu] để tiện cho người đọc, nghiên cứu, khỏi đọc lại), và đã ngăn cách hai phần bằng hai gạch ngang song song. Sở dĩ phải như thế là để tiết kiệm "đất" - blog của BLOGGER.

11.1.06

ĐÍNH CHÍNH LINKs

TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI TRUY CẬP
CÁC ĐỊA CHỈ WEBs / BLOGs
(bấm vào các đường LINKs sau đây):

I. THƠ : _________________________
________________________________________________

http://tranxuanantthitap1.blogspot.com/
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/

II. TIỂU THUYẾT : _________________
________________________________________________

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/

III. PHÊ BÌNH – TIỂU LUẬN : ________
________________________________________________

http://tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan9b.blogspot.com/
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/

IV. TRUYỆN – SỬ KÍ –
KHẢO CỨU TƯ LIỆU LỊCH SỬ :
____________
________________________________________________

http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2c.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4c.blogspot.com/

V. TRANG PHỤ : PHẢN HỒI : ĐỒNG CẢM – TRAO ĐỔI – LÀM RÕ & ĐÍNH CHÍNH _____________
_________________________________________

http://tranxuanan-trphu.blogspot.com/
http://tranxuananp-trphu.blogspot.com/


HOẶC CÓ THỂ BẤM VÀO DÒNG CHỮ
VIEW MY COMPLETE PROFILE
Ở BẢNG ABOUT ME
[ có thể xem như trang chủ { # homepage # } ] –
http://www.blogger.com/profile/14904482
– ĐỂ TỪ CÁC ĐƯỜNG LINKs TẠI ĐÓ,
ĐỌC NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC CỦA TÁC GIẢ
TRÊN WEBs / BLOGGER.


NGOÀI RA, CÓ THỂ TRUY CẬP THÊM
CÁC TÁC PHẨM SÁNG TÁC, KHẢO LUẬN, BIÊN SOẠN
CỦA TÁC GIẢ
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ GIAO ĐIỂM
(xin bấm vào các đường LINKs sau đây):

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_index.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_txa-ky-content.htm

ĐÍNH CHÍNH:
1. ( Link không sử dụng: http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/ ).
2. Có một vài blogs, bị thiếu mất một link của phần truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử:
http://tranxuananpcdtnvt2c.blogspot.com/
3. Gõ phím nhầm, trang phụ 1 (không ghi số 1) có link:
http://tranxuanan-trphu.blogspot.com/
thành trang phụ 2 (có ghi số 2):
http://tranxuananp-trphu.blogspot.com/
( xin lưu ý : tranxuananp ).


Xin cáo lỗi.
Trân trọng và cảm ơn.
Tác giả,
Trần Xuân An




________________________________
________________________________


NHỮNG BÀI, NHỮNG MỤC VÌ CÓ TÍNH CHẤT TRAO ĐỔI NHẤT THỜI HOẶC THƯ TÍN RIÊNG TƯ, như đã thông báo từ rất nhiều tháng trước, ĐÃ ĐƯỢC LƯU GIỮ VĨNH VIỄN, TUY KHÔNG HIỂN THỊ.

Xin xem danh mục vốn có của trang phụ 1 như sau:


Date Post Title

1/31/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE : TIỂU SỬ BIÊN NIÊN KÌ VĨ PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Phan Huyên Đình View Delete

1/28/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE / SEE TXA'S OTHER BLOGS: KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN – THƠ – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG
Phan Huyên Đình View Delete

1/26/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE : ĐIỀU CHỦ YẾU: YÊU CẦU GHI CHÚ XUẤT XỨ TƯ LIỆU
Phan Huyên Đình Draft Delete

1/25/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE : THƯ LÀM RÕ VẤN ĐỀ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUÍ ĐỨC & TXA. TRÊN GIAO ĐIỂM
Phan Huyên Đình Draft Delete

1/22/2006 Edit CHỮ “CẢ” TRONG TỪ “CON CẢ”
Hiển thị vĩnh viễn

Phan Huyên Đình View Delete

1/16/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE / SEE TXA'S OTHER BLOGS: THAM LUẬN HỘI THẢO SỬ HỌC, 7 HB2 (7-2002)
Phan Huyên Đình Draft Delete

1/14/2006 Edit PHO SỬ BIÊN NIÊN SINH ĐỘNG CỦA LÀNG & NƯỚC
Hiển thị vĩnh viễn

Phan Huyên Đình View Delete

1/12/2006 Edit Draft / forever / DON'T DELETE : TRÍCH DẪN BẢO ĐẢM YÊU CẦU KHOA HỌC VỀ XUẤT XỨ, NHƯNG ...
Phan Huyên Đình Draft Delete

1/11/2006 Edit ĐÍNH CHÍNH LINKs
Hiển thị vĩnh viễn

Phan Huyên Đình View Delete


KÍNH MẠN PHÉP LƯU GIỮ Ở PHẦN "DRAFT", VÌ KHÔNG CÓ NƠI NÀO THUẬN TIỆN HƠN.

KHI CẦN THIẾT, CÓ THỂ NHANH CHÓNG CHO HIỂN THỊ NHỮNG BÀI, NHỮNG MỤC NÀO ĐÓ, TUỲ THEO YÊU CẦU.


Trân trọng và thành thật biết ơn.
TXA.

22 : 02', 02-12 HB6 (2006).